Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

TỰ HỌC THIẾT KẾ WEBSITE JOOMLA 1.5.25

0 nhận xét



Bai 17 : Quản Lý TEMPLATES 6 12 2011

Read more...

SEO - Tối ưu Title - Phan Anh Huy

0 nhận xét
Thẻ title khá quan trọng trong việc SEO on page, qua bài hướng dẫn làm SEO này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trong việc tối ưu thẻ Title

 

Read more...

10 kỹ thuật thiết kế Footer cho Website

0 nhận xét
Một Footer đẹp có thể để lại cho khách truy cập một ấn tượng tích cực. Có rất nhiều cách sáng tạo để có một footer tuyệt vời bằng cách tập trung vào cả hình thức và chức năng. 10 ý tưởng đơn giản dưới đây sẽ truyền cảm hứng để bạn cho một footer tuyệt vời:
1: Công cụ Navigation

Nghe có vẻ điên rồ. Theo truyền thống, mọi người thường đặt navigation ở đầu hoặc cuối trang. Việc đặt navigation ở footer ngược lại với thường lệ. Tuy nhiên, nếu làm đúng cách, navigation ở footer sẽ giúp dễ dàng sử dụng theo một cách hoàn toàn mới. Ví dụ trên sử dụng một footer lớn. Bạn có thể đặt phía trên thanh cuốn. Thậm chí bạn có chuyển thêm phần menu giúp xem đầy đủ nội dung của trang web. Đây là một ý tưởng táo bạo tuyệt vời. Nó tạo phong cách độc đáo cho Madfrog.

2: Thêm nút “Back to Top”

FF 2 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
FF 15 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Một tính năng mà tôi thật sự thích đặt ở footer là nút giúp bạn trở lại đầu trang. Với những trang có nội dung dài, bạn khá mất thời gian cho việc di duyển hoặc dùng thanh cuốn. Bạn có thể khắc phục điều này bằng mộtJavaScript button để thiết lập vị trí di chuyển. Xem ví dụ trước của Madfrog footer from the previous tip.

3: Tạo sự tương phản

FF 3 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Nếu bạn muốn một footer mạnh mẽ, không nên phức tạp hóa . Dùng một đường kẻ đơn giản hoặc đồ họa để phân biệt phần nội dung chính và phần footer nhưng cho phần footer một màu tối hơn. Ví dụ thực tế trên sử dụng cả hai kỹ thuật này. Nền footer tối hơn tạo sự tương phản độc đáo và phần nội dung chính có nền trắng làm nổi bật các chi tiết đồ họa. Hơn nữa bạn có thể thêm một số chức năng cho phần Footer.

4: Hình minh họa

FF 4 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
FF 5 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Nếu bạn là một họa sĩ tài năng, footer là một cơ hội để bạn thỏa sức sáng tạo. Nếu footer là phần cuối cùng người xem chú ý, bạn có thể sử dụng âm thanh. Hai trang web trên đã có những minh họa tuyệt vời cho những mục đích khác nhau và không chỉ mang tính chất giải trí.

5: Tổng hợp nội dung

FF 6 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
FF 7 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
FF 8 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Tổng hợp nội dung cơ bản ở phần footer và hãy tin rằng tôi là người đầu tiên làm điều đó. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bạn cần thêm một số công cụ vào phần footer. Ba trang web trên đã làm điều đó. Có rất nhiều nội dung có liên quan và được lưu trữ trên blog của bạn, và người xem có thể xem mà không bị rối khi xem ở trang chính. Một footer lớn sẽ thuận tiện cho việc tổng hợp nội dung.
Phần lưu ý ở các ví dụ trên cũng là nơi tuyệt vời để đặt danh sách các nguồn tham khảo miễn phí. Việc cung cấp danh sách các nguồn tham khảo miễn phí sẽ làm tăng giá trị trang web của bạn đối với người truy cập.

6: Đính kèm thông tin

FF 9 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
FF 14 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Bạn không nghĩ ra điều gì cho Footer. Hãy thử bằng chính khuôn mặt của bạn. Nếu bạn có blog hoặc portfolio, nó thích hợp cho việc chèn thông tin chủ sở hữu (có thể là bạn hoặc khách hàng của bạn). Viết một thông tin ngắn, dí dỏm trên trang web có thể làm nó trở nên vui nhộn và cá tính hơn. Rõ ràng thông tin liên lạc cũng khá cần thiết.

7: Liên kết

FF 10 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Giống như những thủ thuật trong các trang cá nhân ở trên, footer có thể bao gồm các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau. Đây là một trang web thực tế mà tôi thấy có phần liên kết này trong footer. Không chỉ là facebook, bạn còn có thể dùng Twitter, Flickr, thậm chí là liên kết đến MySpace
Nhớ rằng chỉ cần bố trí hài hòa, phù hợp với chủ đề của bạn và dùng những liên kết cần thiết thay vì các liên kết không phù hợp. Ví dụ trên sử dụng liên kết bằng CSS một cách thú vị và độc đáo.

8: Cập nhật hàng ngày

FF 11 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Một tính năng tuyệt vời ở cuối trang có thể là ý tưởng độc đáo giúp bạn cập nhật trang web của mình. Thử nghĩ một cái gì đó hữu ích mà người dùng sẽ muốn đọc nó. Ví dụ trên là thiết kế trang web của một chương trình miễn phí đầy màu sắc ngay ở footer. Điều này rất thực tế và liên quan đến người truy cập vào trang web. Hãy nghĩ đến những gì người truy cập quan tâm.

9: Dùng Infographic

FF 12 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Trang web trên chỉ là một ví dụ dùng Infographic tương tác ở footer. Do đó tôi đã dành nhiều thời gian cho phần footer hơn. Hãy xem 25+ Useful Infographics for Web Designers. 25+ Useful Infographics for Web Designers. Để biết thêm lợi ích của Infographic. Về cơ bản, Infographic là một cách truyền dữ liện một cách sáng tạo và thú vị. Hãy nghĩ cách đặt những thông tin tương tác trong Footer.

10: Hình ảnh động

FF 13 1 10 Kỹ Thuật để Có Một Footer Tuyệt Vời
Một số hình ảnh động minh họa trong trang hình ảnh của bạn. Footer trong ví dụ trên là những hình ảnh xung quanh ngọn nến. Hiệu ứng này giúp bạn có một footer bắt mắt mà bạn không thể không lướt qua một vài giây. Tôi khuyên bạn nên giữ hình ảnh càng đơn giản càng tốt vì nó sẽ không ảnh hưởng đến phần nội dung chính của bạn. Bạn có thể dùng những hình ảnh động khác như hình đám mây trôi, các ticker kèm tin tức.

theo  oni.vn
Read more...

Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của jQuery

0 nhận xét
 Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn và giới thiệu với các bạn về một số khái niệm cơ bản về jQuery - được thiết kế để thay đổi cách mà bạn viết mã JavaScript - Viết ngắn gọn, làm được nhiều! Đó chính là khẩu hiệu của jQuery.

Về mặt bản chất, jQuery là thư viện JavaScript, hay còn gọi là JavaScript Framework, hỗ trợ bạn trong việc xử lý HTML, xử lý các sự kiện trong trang HTML, tạo các hiệu ứng đẹp, xử lý Ajax nhanh và ngắn gọn hơn cho ứng dụng website của người sử dụng.

1. Cơ bản:

Bài thử nghiệm dưới đây được xây dựng để giúp các bạn mới bắt đầu sử dụng jQuery. Nếu chưa có sẵn 1 trang chuyên để test thì hãy bắt đầu bằng cách tạo trang HTML mới với mã nguồn như dưới đây:

<!doctype html>
<html>
  <head>
    <meta charset="utf-8">
    <title>Demo</title>
  </head>
  <body>
    <a href="http://jquery.com/">jQuery</a>
    <script src="jquery.js"></script>
    <script>
      
    </script>
  </body>
</html>
Thay đổi thuộc tính src trong thẻ script để trỏ tới file jquery.js của bạn. Ví dụ, nếu file jquery.js nằm cùng thư mục với file HTML thì chúng ta có thể sử dụng:
<script src="jquery.js"></script>
Phiên ban jQuery mới nhất được download tại đây.

2. Ghép code trên trang có sẵn:

Một trong những việc đầu tiên mà hầu hết các lập trình viên Javascript đều muốn làm là ghép code tới chương trình, ứng dụng chính của họ. Chẳng hạn như sau:
window.onload = function(){ alert("welcome"); }
Bên trong đoạn code đó là những gì chúng ta muốn trình duyệt hoạt động khi website được tải. Nhưng vấn đề xảy ra ở đây là đoạn mã Javascript sẽ không chạy cho tới khi tất cả các file ảnh đã được tải hết về máy (có bao gồm các banner quảng cáo). Lý do sử dụng window.onload là vì các văn bản HTML vẫn chưa được tải hết trong lần hoạt động đầu tiên.
Để giải quyết vấn đề trên thì jQuery đã có sẵn 1 mệnh đề có khả năng kiểm tra các biến document và chờ đợi cho tới khi được cố định, đó chính là event ready: 
 $(document).ready(function(){
// Your code here
});
Bên trong event ready đó, chúng ta chèn thêm sự kiện handler click tới đường dẫn:
 $(document).ready(function(){
$("a").click(function(event){
alert("Thanks for visiting!");
});
});
Lưu lại file HTML và tải lại trang test này, nhấn vào đường dẫn trên trang đó sẽ hiển thị cửa sổ cảnh báo dưới dạng pop up trước khi chuyển tới trang jQuery chính. Đối với các click cũng như nhiều event khác, chúng ta có thể chặn các thao tác mặc định tại đây, như ví dụ trên thì sau đường dẫn nhấn vào là trang jquery.com bằng cách gọi event.preventDefault() trong handler event: 
 $(document).ready(function(){
$("a").click(function(event){
alert("As you can see, the link no longer took you to jquery.com");
event.preventDefault();
});
});

3. Ví dụ hoàn chỉnh:

Dưới đây là 1 ví dụ hoàn chỉnh của file HTML dựa theo các đoạn mã trên. Lưu ý rằng đường dẫn tại đây sẽ kết nối tới CDN của Google để tải file gốc của jQuery. Bên cạnh đó, đoạn script tùy chỉnh của chúng ta được bao gồm trong thẻ <head>, thì thích hợp hơn là đặt nó vào 1 file riêng biệt, sau đó truyền thông số tới file đó qua thuộc tính src tương ứng của element
  <!DOCTYPE html>
 <html lang="en">
 <head>
   <meta charset="utf-8">
   <title>jQuery demo</title>
 </head>
 <body>
   <a href="http://jquery.com/">jQuery</a>
   <script src="http://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.5/jquery.min.js"></script>
   <script>
     $(document).ready(function(){
       $("a").click(function(event){
         alert("As you can see, the link no longer took you to jquery.com");
         event.preventDefault();
       });
     });
   </script>
 </body>
 </html>

4. Xóa bỏ hoặc gán thêm class HTML:

Lưu ý rằng một số đoạn mã jQuery ví dụ dưới đây cần phải đặt bên trong event ready để được thực thi khi website sẵn sàng trong trạng thái “làm việc”. Một trong những tác vụ phổ biến là gán thêm hoặc xóa bớt class.
Trước tiên, hãy thử gán 1 số thông tin style vào trong thẻ <head> của trang web, chẳng hạn như sau: 
  <style>
    a.test { font-weight: bold; }
 </style>
Tiếp theo, gán thêm addClass vào trong đoạn mã:
$("a").addClass("test");
Toàn bộ các thành phần đó sẽ được bôi đậm. Còn nếu muốn gõ bỏ class, sử dụng removeClass:
$("a").removeClass("test");
HTML cho phép gán nhiều class vào 1 element.

5. Một số hiệu ứng đặc biệt:

Trong jQuery đã có sẵn một số hiệu ứng khá đặc biệt để làm cho trang web của bạn trở nên đặc biệt. Để chèn vào trang test của chúng ta, hãy thay đổi sự kiện click đã được gán vào trước đó:
 $("a").click(function(event){
   event.preventDefault();
   $(this).hide("slow");
 });
Giờ đây, khi nhấn vào bất kỳ đường dẫn nào thì trang web sẽ từ từ biến mất.

6. Callback và Functions:

Thực chất, callback chính là 1 chức năng có nhiệm vụ chuyển argument tới 1 chức năng khác và được thực thi sau khi function parent hoàn tất. Điểm đặc biệt của callback là function sẽ được hiển thị ngay sau khifunction ở bậc parent có thể thực thi trước khi hành động của callback xảy ra. Một điểm quan trọng khác cần biết ở đây là làm thế nào callback được “gọi” ra đúng thời điểm.
Callback không đi kèm argument có cú pháp chung như sau:
$.get('myhtmlpage.html', myCallBack);
Lưu ý rằng tham số thứ 2 ở đây đơn giản chỉ là tên của function. Các function trong Javascript  First class citizens và có thể được sử dụng làm biến tùy chỉnh, được thực thi tại các thời điểm sau đó.
Callback với argument: câu hỏi được đặt ra ở đây là các bạn sẽ phải làm gì nếu có các argument cần phải bỏ qua? Nếu sử dụng cú pháp thông thường như dưới đây:
$.get('myhtmlpage.html', myCallBack(param1, param2));
thì sẽ không hoạt động, bởi vì hệ thống sẽ gọi:
myCallBack(param1, param2)
và sau đó bỏ qua giá trị được trả về dưới dạng tham số thứ 2 tới $.get()
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra với ví dụ trên là myCallBack(param1, param2) được đánh giá trước khi được chuyển đi dưới dạng 1 function. Javascript  jQuery extension thường phải sử dụng các pointer function trong những trường hợp như thế này, chẳng hạn như function setTimeout...
Ví dụ như dưới đây, 1 chức năng anonymous được khởi tạo (đơn giản chỉ là 1 khối statement) và được đăng ký dưới dạng function callback, lưu ý tới cách sử dụng của 'function(){'. Hàm anonymous thực hiện đúng 1 chức năng duy nhất, đó là gọi ra myCallBack với giá trị đi kèm của param1 param2. 
$.get('myhtmlpage.html', function(){
  myCallBack(param1, param2);
});
Trong đó param1  param2 được sử dụng dưới dạng callback khi hàm '$.get' hoàn tất quá trình tải trang web.
 theo  quantrimang.com.vn
Read more...

Hiệu ứng chữ 3D hiện đại

0 nhận xét
Nhân dịp VannyNeo đổi tên, đáng lý ra đây phải là bài viết chúc mừng nTuts ra đời, tuy nhiên đôi khi chúng ta nên hoài niệm 1 chút Wink) tạm biệt VannyNeo. Bài viết hướng dẫn bạn tạo chữ 3D với photoshop. Trong bài viết có sử dụng một chút kỹ thuật illustrator (rất đơn giản)
 
Bài hướng dẫn có kết quả như hình dưới

Sau đây là các bước thự hiện

Bước 1

Mở photoshop lên, tạo 1 file mới với kích thước tùy ý bạn, ở đây tôi làm với kích thước 1024x768px, màu nền là màu trắng.
Download font chữ Ballpark từ daFont.com. Đây là 1 font chữ khá đẹp khi áp dụng hiệu ứng này. Tôi gõ text VannyNeo

Bước 2

Nhấp chọn công cụ Type Tool (T), nhấn chuột phải vào text của bạn và chọn Create Work Path:
Nhấn Ctrl+C để copy text này, quay trở lại Illustrator và nhấn Ctrl+V:

Bước 3

Mở Illustrator lên, tạo một file mới với kích thước tùy ý. Tại giao diện lúc Illustrator này bạn sẽ thấy màu text đang là trong suốt, ta sẽ fill màu cho text bằng cách nháy đúp vào ô màu bên trên (đang có đường gạch chéo đỏ) và nhập giá trị màu #E5E5E5:
Tiếp theo vào menu Effect > 3D > Extrude & Bevel và thiết lập các thông số như hình:
Lưu ý thông số Extrude Depth là độ dày của text, tùy theo sở thích của bạn.

Bước 4

Nhấn Ctrl+C để copy text đã đc 3D hóa quay về lại Photoshop.
Như vậy ở photoshop ta đã có layer text 3D và layer text gốc:

Bước 5

Thay màu text gốc là #323232 và dùng công cụ Move Tool (V) sắp xếp sao cho 2 layer này trùng nhau:

Bước 6

Nhân đôi layer text gốc, bạn có layer text copy, di chuyển layer text copy sang trái 1px, lên trên 1px. thay màu layer text là màu trắng:

Bước 7

Nhân đôi layer text gốc và đặt nó nằm dưới layer text 3D, thay giá trị màu của nó thành màu đen. Vào menu Filter > Blur > Gaussian Blur và chỉnh Radius là 0.5px. Dùng công cụ Move Tool (V) và di chuyển layer này xuống dưới để tạo bóng cho text:

Bước 8

Nhân đôi layer bóng này và tiếp tục vào menu Filter > Blur > Gaussian Blur, thiết lập radius là 2px và nhấn OK.
Nhấn Ctrl+T và kéo lớp bóng này sang trái và lên trên 1 chút để tạo bóng đổ cho text:
Giảm Opacity của lớp bóng này xuống còn khoảng 60%:
Như vậy là đã xong, trang trí thêm nếu bạn muốn.
Kết quả:
Bài hướng dẫn dựa theo bài "Modern 3d text effect" tại pshero.com. Bạn có thể xem bài viết gốc tại đây

theo  ntuts.com
Read more...

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Hướng dẫn toàn diện cho Facebook Timeline

0 nhận xét
Vừa qua, Facebook đã thông báo rằng việc sử dụng Timeline – trang profile mới được thiết kế lại của mạng xã hội này – là điều bắt buộc cho tất cả người dùng. Nếu bạn không tự mình chuyển sang Timeline, Facebook sẽ thực hiện công việc này chỉ trong một thời gian ngắn.
Facebook đã chậm rãi triển khai Timeline kể từ tháng 12 năm 2011, sau khi giới thiệu nó lần đầu tiên ở hội nghị các nhà phát triển Facebook F8 hồi tháng 9 năm ngoái. Dự án này là một trong những dự án thiết kế lại đầy tham vọng và quan trọng của Facebook bởi mạng xã hội này đang muốn trở thành một cuốn tư liệu kỹ thuật số” với khả năng ghi lại dữ liệu về cuộc đời của người dùng kể từ khi sinh ra cho tới hiện tại và truy cập những đăng tải cũ dễ dàng hơn.
Mặc dù không phải tất cả mọi người đều ủng hộ Timeline, việc chuyển sang sử dụng nó là điều bắt buộc. Dưới đây là hướng dẫn toàn diện đối với Timeline, từ việc thực hiện công việc chuyển cho tới điều chỉnh các cài đặt bảo mật để giúp việc chuyển dễ dàng hơn.

Khởi động: Những điều cơ bản về Facebook Timeline

Để tự mình chuyển profile sang Timeline, truy cập trang facebook.com/timeline và kích vào nút “Get It Now”.
Sau khi thực hiện việc chuyển, Facebook ngay lập tức sẽ dẫn bạn tới trang Timeline mới của mình. Tại thời điểm này, chỉ có bạn mới thấy được Timeline mới này – tất cả bạn bè trên Facebook vẫn chỉ thấy thiết kế profile cũ.
Kể từ ngày người dùng chọn cập nhật sang Timeline (hoặc từ ngày Facebook chuyển giúp bạn), bạn sẽ có một tuần để thực hiện những thay đổi mình muốn – bao gồm việc xóa những đăng tải cũ, thêm sự kiện,... - trước khi profile mới đi vào hoạt động và bạn bè có thể thấy nó. Hoặc, nếu đã sẵn sàng để giới thiệu Timeline trước khoảng thời gian 1 tuần, bạn có thể kích vào nút “Publish Now” để cho nó đi vào hoạt động.
Tính năng Timeline của Facebook là điều bắt buộc với tất cả người dùng của dịch vụ mạng xã hội này.

Các tính năng mới

Có rất nhiều tính năng và thành phần mới người dùng có thể thấy một khi chuyển sang sử dụng Timeline. Dưới đây là một số tính năng quan trọng:
Quản lý quyền riêng tư dễ dàng: Khi cập nhật hiện trạng của mình, bạn sẽ thấy có một menu dạng drop-down hiển thị chính xác những người mình muốn chia sẻ đăng tải: PublicFriends,Only Me hoặc Custom. Khi thay đổi cài đặt này, nó sẽ giữ nguyên cho tới đăng tải tiếp theo khi người dùng muốn đổi tiếp. Bạn cũng có thể chỉ định một status cho một danh sách nào đó.
Điều hướng Timeline: Có 2 cách rất dễ dàng để truy cập lại những đăng tải cũ. Trước tiên, bạn có thể chọn một năm nào đó bằng cách kích vào thanh trượt Timeline ở bên phải của màn hình, nó sẽ hiển thị các tháng. Hoặc, người dùng cũng có thể bắt đầu bằng cách kích vào lựa chọn ở dưới tên của mình và bên cạnh “Update Info”, có tên “Activity Log”.
Bên trong Activity Log bạn có thể lọc những đăng tải cũ với mọi thứ mình nhớ, từ chỉ một mục tin đã đăng, đăng tải bởi người khác, lời bình, ghi chú, like, cập nhật thông tin,... Điều này thực sự hữu ích khi bạn đang cân nhắc nên giữ những gì trên Timeline.
Thêm “Life Events”: Ở ngay trên các quản lý bảo mật của bạn là một lựa chọn mới - “Life Event”. Không chỉ giúp chia sẻ status hoặc ảnh với bạn bè, người dùng còn có thể thêm vào Timeline của mình bằng cách highlight các sự kiện trong quá khứ, ví như công việc trước kia, bạn bè và gia đình, di chuyển nơi ở, du lịch,...
Sau khi chọn một danh mục để cập nhật, bạn sẽ thấy một form để điền vào các thông tin chi tiết: địa điểm, bạn đã ở đó cùng ai, ngày tháng, câu chuyện cũ, các bức ảnh và một cài đặt bảo mật đối với những người có thể thấy sự kiện này.
Highlight các sự kiện: Là một phần của giao diện Timeline, người dùng đã có thể chỉ rõ đăng tải nào xứng đáng nổi bật và đăng tải nào ít quan trọng hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kích cỡ của bản đăng tải.
Ví dụ, nếu bạn muốn highlight một album ảnh mới về chuyến đi du lịch mới tham gia, di chuyển con trỏ chuột vào mục tin này và kích vào icon hình sao. Nó sẽ chuyển đăng tải này sang “featured post”, có nghĩa là nó rất đáng đăng tải.
Tương tự, nếu bạn muốn ẩn một đăng tải nào đó trên Timeline của mình nhưng không phải là xóa nó hoàn toàn, di chuyển chuột vào đăng tải và kích vào icon hình bút chì.

Cách điều chỉnh cài đặt bảo mật

Khi bạn (hoặc Facebook) chuyển tài khoản sang Timeline mới, sẽ có một tuần để thực hiện các điều chỉnh đối với những đăng tải cũ và cài đặt bảo mật trước khi Timline đi vào hoạt động và mọi người xem được nó. Người dùng có thể đăng tải Timeline bất kì lúc nào mình muốn trong khoảng thời gian chờ đợi 7 ngày.
Một điều quan trọng cần phải nhớ là Facebook không thay đổi cài đặt bảo mật của các đăng tải cũ; nó giữ nguyên cài đặt bảo mật đúng với lần bạn đăng tải. Điều này có nghĩa là mặc dù hiện nay bạn có thể hạn chế các đăng tải trên tường về danh sách “Limited Profile” thì những đăng tải hàng năm trước chỉ được đặt ở chế độ “Friends only” hoặc thậm chí là Public bởi lựa chọn Limited Profile lúc đó vẫn chưa xuất hiện.

Người dùng có một vài lựa chọn khi lọc bớt các đăng tải cũ:

Cho tất cả các đăng tải vào chế độ friends-only: Một điều chắc chắn có thể xảy ra là những đăng tải cũ của bạn có rất nhiều cài đặt bảo mật khác nhau phụ thuộc vào thời điểm đăng tải chúng. Một cách – đơn giản nhất tất cả – là sử dụng một trong những cài đặt bảo mật trống: “Limit the Audience for past Posts”. Bạn sẽ thấy lựa chọn này gần phía cuối của trangPrivacy Settings.
Nếu quyết định sử dụng lựa chọn này, nội dung trên Timeline bạn vừa chia sẻ với mọi người – ví như các đăng tải public – sẽ tự động chuyển về chế độ Friends only. Với cài đặt này, những người đã được tag và bạn bè họ vẫn có thể xem đăng tải đó.
Hạn chế người khác đăng tải lên Timeline của mình: Một cách khác để ẩn những đăng tải cũ là hạn chế một số người hoặc danh sách những người không được xem người khác đã đăng tải lên tường nhà bạn. Để thực hiện việc này, vào trang Privacy Settings, chọn “Edit Settings” ở bên cạnh “How You Connect”. Chọn menu dạng dropdown ở bên cạnh mục tin cuối cùng - “Who can see posts by others on your timeline?” và chọn “Custom.”
Ở hộp thoại dưới mục “Hide this from”, điền tên của người hoặc danh sách những người bạn muốn loại bỏ không được xem các đăng tải của người khác trên tường nhà mình – ví dụ là những người trong danh sách Limited Profile. Sau đó, kích vào Save Changes.
Sử dụng “Activity Log” để chỉnh sửa thủ công các đăng tải: Trên Timeline của mình, kích vào nút “Activity Log” xuất hiện phía dưới Cover Photo (bức ảnh to nhất). Tại đây, người dùng có thể sử dụng menu ở góc trên cùng bên phải có tên “All” để kéo ra tất cả các loại đăng tải hoặc sự kiện đã từng xuất hiện trên tường nhà bạn.
Tại đây, người dùng đã có thể thấy ai hiện tại có thể xem mục tin nào đó bằng cách kích vào icon hình bánh răng ở cạnh đăng tải. Bạn cũng có thể kích vào icon hình tròn bên cạnh đó để đánh dấu sao nó trên Timeline, ẩn nó khỏi Timeline, xóa toàn bộ đăng tải hoặc đổi ngày.

Cẩn thận với scams

Nếu không phải là người yêu thích giao diện Timeline mới của Facebook, bạn không đơn độc chút nào. Theo một cuộc thăm dò ý kiến được tổ chức bởi CIO, trong khoảng 800 người thì có 88% trả lời lại rằng họ không thích thiết kế profile mới. Dẫu vậy, không có cách nào hoặc nút nào đó để quay trở lại giao diện profile cũ.
Những trang này (người dùng có thể tìm chúng dễ dàng bằng cách tìm kiếm trên Facebook với từ khóa Timeline), đã thu hút được hàng ngàn người. Họ đều đăng tải dòng “Deactivate Facebook Timeline on your Profile” hoặc “Deactivate Your FB Timeline” (tạm dịch: ngừng sử dụng giao diện Timeline trên trang Profile). Bên cạnh đó, những dòng này còn xuất hiện dưới các ứng dụng, trang web, các tổ chức,....
Họ cũng có rất nhiều đặc điểm chung: Hầu hết các yêu cầu mà bạn Like trang của họ trước khi họ tiết lộ cách để nhận thiết kế profile cũ, sau đó sẽ có hướng dẫn bạn kích vào một tập hợp các nút Like và nút Share, chọn thành phố hoặc quốc gia; và chọn bạn bè để mời họ sử dụng ứng dụng hoặc vào nhóm.
Các chuyên gia bảo mật gợi ý rằng bạn nên chắc chắn về những trang này. Thông thường, trang chủ của Facebook và trang bảo mật chính thức của hãng là 2 nguồn tốt nhất để kiểm tra mỗi khi bạn không chắc chắn về một trang nào đó hay tính hợp pháp của nó. Trên những trang này, Facebook sẽ đăng tải thông tin về những tính năng, thủ thuật mới.

Facebook Timeline và các ứng dụng mới

Cùng với việc Facebook thông báo về Timeline hồi tháng 9 năm ngoái, hãng này còn giới thiệu một tập hợp các ứng dụng mới sẽ đi cùng với Timeline. Gần đây, Facebook đã chính thức cho ra mắt hơn 60 ứng dụng mới này.
Trong khi Facebook hy vọng rằng những ứng dụng mới này sẽ “níu chân” người dùng ở lại trang lâu hơn, bạn có thể thấy những thay đổi mới: Ticker  News Feed, sẽ lộn xộn hơn, cũng như. Để tránh điều này xảy ra, dưới đây là một vài điều bạn có thể thực hiện:
Chọn các cài đặt trước khi download: Phía dưới thông tin tổng hợp về ứng dụng khi bạn chọn download lần đầu tiên một ứng dụng nào đó luôn có một lựa chọn: “Who can see activity from this app on Facebook”. Cài đặt bảo mật mặc định mà bạn đã thiết lập trước đó – public, friends hoặc custom – sẽ quyết định cài đặt tự động cho tất cả các ứng dụng, trừ phi bạn thay đổi nó.
Nếu bạn cảm thấy thích sử dụng ứng dụng nào đó nhưng lại không thích các hoạt động của mình đăng tải lên News Feeds và Tickers của bạn bè, chọn “Only Me”. Trong khi các hoạt động vẫn sẽ xuất hiện trên Timline, không ai có khả năng xem được chúng.
Điều chỉnh cài đặt sau khi download: Nếu chưa hiểu rõ về thuộc tính của ứng dụng nào đó hoặc muốn chỉnh sửa chúng, bạn có thể xem lại chúng trong trang Privacy Setting.
Từ menu drop-down ở góc trên cùng bên phải của màn hình chọn “Privacy Settings” sau đó chọn “Edit Settings” → “Apps and Websites”. Ở trang bảo mật ứng dụng, kích vào “Edit Settings” ở bên cạnh “Apps you use” - nó sẽ hiển thị cho bạn tất cả các ứng dụng đã download về cùng với các phân quyền và bảo mật liên quan.
Tại đây, bạn có thể gỡ bỏ ứng dụng nếu không còn muốn nó kết nối tới tài khoản của mình nữa. Người dùng cũng xem được ứng dụng đó có những phân quyền nào và loại bỏ một số nếu cần (một số quyền là bắt buộc, bạn không thể gỡ bỏ chúng). Lựa chọn cuối cùng, “App activity privacy” cho biết ai có thể xem các đăng tải và hoạt động từ ứng dụng này. Nếu ban không muốn cho Facebook chia sẻ hoạt động của mình, đổi lựa chọn này thành “Only Me”.
Biết được cách bạn bè chia sẻ hoạt động của mình: Bạn bè và những người khác mà bạn chia sẻ thông tin cùng cũng có khả năng chia sẻ hoạt động của bạn với ứng dụng họ đang dùng.
Để ngăn chặn không cho bạn bè chia sẻ hoạt động trên ứng dụng của mình với người khác trên Facebook, truy cập vào trang “Privacy Settings”, chọn “Edit Settings” bên cạnh “Apps and Websites” sau đó chọn “How people bring your info to apps they use”. Bên cạnh đó, hãy nhớ tích vào hộp thoại bên cạnh “My app activity”.
Như vậy là chúng tôi đã cung cấp hướng dẫn toàn diện về giao diện mới của Facebook – Timeline. Sau khi trải qua các bước thực hiện, giờ đã đến lúc chúng ta hưởng thụ thành quả của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Theo: QTM
Read more...